Phật pháp ứng dụng Bạn thật sự

Thuở xưa ở Trung Hoa có hai người bạn, một người đàn rất tuyệt và một người nghe rất tinh.

Khi người đàn về cao sơn thì người nghe bảo: "Tôi có thể nhìn thấy núi thẳm ở trước mặt."

Khi người đàn về lưu thủy, người nghe reo: "Ðây là giòng nước chảy!"

Nhưng rồi người nghe mắc bệnh lìa trần. Người bạn kia cắt đứt dây đàn và không bao giờ đàn nữa. Từ bấy giờ, việc cắt đứt dây đàn ý tõ tình bạn thắm thiết.

Xem thêm:

Bạn thật sự

Phật pháp ứng dụng Bạn thật sự

Thuở xưa ở Trung Hoa có hai người bạn, một người đàn rất tuyệt và một người nghe rất tinh.

Khi người đàn về cao sơn thì người nghe bảo: "Tôi có thể nhìn thấy núi thẳm ở trước mặt."

Khi người đàn về lưu thủy, người nghe reo: "Ðây là giòng nước chảy!"

Nhưng rồi người nghe mắc bệnh lìa trần. Người bạn kia cắt đứt dây đàn và không bao giờ đàn nữa. Từ bấy giờ, việc cắt đứt dây đàn ý tõ tình bạn thắm thiết.

Xem thêm:

Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Không làm không ăn

Hyakujo, Thiền sư Trung Hoa, thường hay lao động cùng với các đệ tử, ngay cả đến tám mươi tuổi, dọn dẹp vườn tược, cắt cỏ, tỉa cây.

Hàng đệ tử không đành lòng thấy sư phụ tuổi đã cao mà làm lụng vất vả quá, nên mới đem dấu dụng cụ làm vườn đi, bởi vì họ biết thầy vẫn không nghe lời họ khuyên mà nghỉ ngơi.

Ngày hôm ấy Thiền sư không ăn. Ngày hôm sau cũng thế, và ngày kế tiếp cũng vậy. "Hay là sư phụ giận vì chúng mình dấu dụng cụ của ngài chăng," bọn đệ tử đoán chừng. "Chúng ta nên để chúng lại chỗ cũ."

Hôm họ trả lại dụng cụ, thiền sư làm việc trở lại và ăn như cũ. Vào buổi tối, ngài dạy chúng: "Không làm, không ăn."

Xem thêm:

Không làm không ăn

Phật pháp ứng dụng Không làm không ăn

Hyakujo, Thiền sư Trung Hoa, thường hay lao động cùng với các đệ tử, ngay cả đến tám mươi tuổi, dọn dẹp vườn tược, cắt cỏ, tỉa cây.

Hàng đệ tử không đành lòng thấy sư phụ tuổi đã cao mà làm lụng vất vả quá, nên mới đem dấu dụng cụ làm vườn đi, bởi vì họ biết thầy vẫn không nghe lời họ khuyên mà nghỉ ngơi.

Ngày hôm ấy Thiền sư không ăn. Ngày hôm sau cũng thế, và ngày kế tiếp cũng vậy. "Hay là sư phụ giận vì chúng mình dấu dụng cụ của ngài chăng," bọn đệ tử đoán chừng. "Chúng ta nên để chúng lại chỗ cũ."

Hôm họ trả lại dụng cụ, thiền sư làm việc trở lại và ăn như cũ. Vào buổi tối, ngài dạy chúng: "Không làm, không ăn."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Ngủ trưa

Thiền sư Soyen Shaku viên tịch lúc sáu mươi mốt tuổi. Hoàn thành sự nghiệp, ngài để lại một giáo pháp dồi dào hơn bất cứ thiền sư nào khác. Giửa mùa hạ, đồ đệ của ngài thường hay ngủ trưa, và ngài giả tảng lơ nhưng riêng ngài thì không bao giờ chểnh mảng.

Khi mới mười hai tuổi, ngài đã học thiền quán giáo pháp phái Tendai. Một buổi trưa hè, khí trời oi ả, cậu bé Soyen duổi thẳng chân đánh một giấc khi thầy vừa đi khỏi.

Ba giờ sau, cậu chợt thức khi thầy trở vào, nhưng đã muộn. Cậu nằm đơ ra đấy ở ngưỡng cửa.

"Xin thứ lỗi cho, xin thứ lỗi cho," sư phụ của ngài thầm thì, bước cẩn thận qua thân cậu bé như thể là của bậc trưởng thượng. Sau lần ấy, Soyen không bao giờ ngủ trưa nữa.

Xem thêm:

Ngủ trưa

Phật pháp ứng dụng Ngủ trưa

Thiền sư Soyen Shaku viên tịch lúc sáu mươi mốt tuổi. Hoàn thành sự nghiệp, ngài để lại một giáo pháp dồi dào hơn bất cứ thiền sư nào khác. Giửa mùa hạ, đồ đệ của ngài thường hay ngủ trưa, và ngài giả tảng lơ nhưng riêng ngài thì không bao giờ chểnh mảng.

Khi mới mười hai tuổi, ngài đã học thiền quán giáo pháp phái Tendai. Một buổi trưa hè, khí trời oi ả, cậu bé Soyen duổi thẳng chân đánh một giấc khi thầy vừa đi khỏi.

Ba giờ sau, cậu chợt thức khi thầy trở vào, nhưng đã muộn. Cậu nằm đơ ra đấy ở ngưỡng cửa.

"Xin thứ lỗi cho, xin thứ lỗi cho," sư phụ của ngài thầm thì, bước cẩn thận qua thân cậu bé như thể là của bậc trưởng thượng. Sau lần ấy, Soyen không bao giờ ngủ trưa nữa.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Sự nghiệp của Gisho

Gisho thọ giới sa di lúc mười tuổi. Cô trải qua thời huân tập cũng giống như những chú tiểu khác. Khi đến tuổi mười sáu cô tìm học từ thiền sư này đến thiền sư khác.

Cô đã học với Unzan trong ba năm, với Gukei sáu năm, nhưng vẫn chưa thấy được nẽo sáng. Cuối cùng cô tìm đến thiền sư Inzan.

Inzan đối xử với cô không phân biệt phái tánh. Ngài quát mắng cô như sấm động.

Ngài tát cô thẳng thừng cốt đánh thức bản lai diện mục của cô.
Ginsho lưu học với Inzan mười ba năm, và ở đó cô thấy ra điều cô bấy lâu tìm kiếm!

Ðể ca tụng cô, Inzan làm bài kệ:
Ni cô này học với ta mười ba năm.
Ban tối cô thiền quán chiếu công án sâu xa,
Ban sáng cô lại đắm chìm trong công án khác,
Sư cô người Hoa Tetsuma cũng không thể hơn cô,
Và kể từ Mujaku chẳng có ai thành khẩn như Gisho!
Còn rất nhiều cửa cô phải đi qua.
Cô còn phải nhận nhiều cú đấm từ bàn tay sắt của ta.
Sau khi Gisho giác ngộ, cô đến tỉnh Banshu lập ra thiền viện riêng, và thu dạy hai trăm sư nữ khác cho đến ngày cô viên tịch vào một năm giữa tháng Tám.

Xem thêm:

Sự nghiệp của Gisho

Phật pháp ứng dụng Sự nghiệp của Gisho

Gisho thọ giới sa di lúc mười tuổi. Cô trải qua thời huân tập cũng giống như những chú tiểu khác. Khi đến tuổi mười sáu cô tìm học từ thiền sư này đến thiền sư khác.

Cô đã học với Unzan trong ba năm, với Gukei sáu năm, nhưng vẫn chưa thấy được nẽo sáng. Cuối cùng cô tìm đến thiền sư Inzan.

Inzan đối xử với cô không phân biệt phái tánh. Ngài quát mắng cô như sấm động.

Ngài tát cô thẳng thừng cốt đánh thức bản lai diện mục của cô.
Ginsho lưu học với Inzan mười ba năm, và ở đó cô thấy ra điều cô bấy lâu tìm kiếm!

Ðể ca tụng cô, Inzan làm bài kệ:
Ni cô này học với ta mười ba năm.
Ban tối cô thiền quán chiếu công án sâu xa,
Ban sáng cô lại đắm chìm trong công án khác,
Sư cô người Hoa Tetsuma cũng không thể hơn cô,
Và kể từ Mujaku chẳng có ai thành khẩn như Gisho!
Còn rất nhiều cửa cô phải đi qua.
Cô còn phải nhận nhiều cú đấm từ bàn tay sắt của ta.
Sau khi Gisho giác ngộ, cô đến tỉnh Banshu lập ra thiền viện riêng, và thu dạy hai trăm sư nữ khác cho đến ngày cô viên tịch vào một năm giữa tháng Tám.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Không xa cõi phật

Một sinh viên đại học đến thăm Gasan và hỏi: "Có bao giờ ngài đọc Thánh kinh không?

"Không, hãy đọc cho ta nghe," Gasan bảo.

Người sinh viên mở cuốn Thánh kinh và đọc một đoạn ở phần Thánh Ma-thi-ơ (Matthew): "Còn về đồ mặc, sao các ngươi lo lắng làm chi? Hãy gẫm xem hoa huệ ngoài đồng lớn lên thế nào: chẳng lao khổ, chẳng kéo chỉ, nhưng ta nói cùng các ngươi, dẫu Salô-
môn vinh hiển cả thể, cũng không mặc được bằng một trong những hoa ấy... Vậy nên, chớ lo lắng chi về ngày mai, vì ngày mai sẽ tự lo lắng cho ngày mai."

Gasan bảo: "Ai đã nói được những lời đó, ta cho là kẽ giác ngộ."
Người sinh viên đọc tiếp: "Hãy xin, sẽ cho, hãy tìm, sẽ gặp; hãy gỏ, sẽ mở cho. Vì hai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gỏ thì được mở cho."

Gasan nhận xét: "Thật tuyệt. Ai nói điều ấy không xa cõi Phật là bao."

Xem thêm:

Không xa cõi phật

Phật pháp ứng dụng Không xa cõi phật

Một sinh viên đại học đến thăm Gasan và hỏi: "Có bao giờ ngài đọc Thánh kinh không?

"Không, hãy đọc cho ta nghe," Gasan bảo.

Người sinh viên mở cuốn Thánh kinh và đọc một đoạn ở phần Thánh Ma-thi-ơ (Matthew): "Còn về đồ mặc, sao các ngươi lo lắng làm chi? Hãy gẫm xem hoa huệ ngoài đồng lớn lên thế nào: chẳng lao khổ, chẳng kéo chỉ, nhưng ta nói cùng các ngươi, dẫu Salô-
môn vinh hiển cả thể, cũng không mặc được bằng một trong những hoa ấy... Vậy nên, chớ lo lắng chi về ngày mai, vì ngày mai sẽ tự lo lắng cho ngày mai."

Gasan bảo: "Ai đã nói được những lời đó, ta cho là kẽ giác ngộ."
Người sinh viên đọc tiếp: "Hãy xin, sẽ cho, hãy tìm, sẽ gặp; hãy gỏ, sẽ mở cho. Vì hai xin thì được, ai tìm thì gặp, ai gỏ thì được mở cho."

Gasan nhận xét: "Thật tuyệt. Ai nói điều ấy không xa cõi Phật là bao."

Xem thêm:
Đọc thêm..
Con đường nhỏ dẫn lên ngọn đồi có ngôi Tịnh viện mà mọi người quen gọi là chùa Lá. Từ thuở khai hoang lập tự, nơi đây chỉ là am thất nhỏ dựng bằng tre lá thô sơ. Theo thời gian mọi thứ đã thay đổi, nhưng tên gọi cũ thì vẫn còn.

Chiếc xe khách dừng lại ven quốc lộ; Liên bước xuống, ngập ngừng nhìn quanh… rồi chậm rãi leo dốc. Đồi không cao, dốc không dài, mà bước chân trở về sao cảm thấy quá xa xôi dịu vợi. Con đường lên dốc chia ngôi Tịnh viện làm hai khu riêng biệt. Bên trái là chánh điện, giảng đường và nội viện của chư Ni. Bên phải là nhà khách, nhà bếp và khu nhà trẻ. Mọi nơi trông thật sạch sẽ tươm tất. Không gian nhẹ nhàng bỗng vang lên tiếng hát ru con đong đầy tâm trạng của người mẹ trẻ.

Những lối đi lót gạch ngăn cách các dãy phòng ngang dọc, mỗi phòng dành riêng cho từng lứa tuổi nam nữ khác nhau. Từ trẻ sơ sinh cho đến những cô cậu sắp bước qua tuổi trưởng thành đều được nuôi dưỡng và lớn lên trong những căn phòng này. Bọn trẻ chắc đã đến lớp. Trong phòng chỉ có những bé hai ba tuổi mới chập chững biết đi. Những đứa bé còn ẳm ngửa được mấy cô bảo mẫu thay tã dọn rửa vệ sinh.

Căn phòng dài cuối sân dành cho mấy cô gái, mà không… là những sản phụ còn khá trẻ với chiếc bụng rõ to đang đi lại với bộ dạng nặng nề khó nhọc. Đứa con sanh ra do lỡ lầm, do sự bất trắc trong tình duyên sẽ chẳng bao giờ là niềm hạnh phúc mong đợi của người mẹ. Thế nên, khi con cất tiếng khóc chào đời, lòng mẹ nào có vui vẻ gì mà ẳm bồng nựng nịu. Thôi thì đành gởi con lại cho nhà chùa nuôi dưỡng. Nương náu cửa chùa, mai sau lớn khôn con sẽ hiểu và tha thứ cho mẹ. Con cũng sẽ hiểu nhân duyên mẹ con chúng ta chỉ có bấy nhiêu. Người ta đã không muốn có con trên cõi đời… thì mẹ biết lấy gì bám víu mà dắt con đi cho hết đoạn đường chông gai phía trước.

- Kìa Liên? Sao vào sớm vậy con? Con sanh rồi à? Em bé mạnh khỏe hả con…?

Trước những câu hỏi dồn dập, đôi chân thiếu phụ chỉ biết khuỵu xuống, hai tay ôm mặt rồi bật khóc nức nở. Khi nỗi đau bị chạm đến, tiếng khóc là câu trả lời cho tất cả. Khóc… cũng sẽ làm vơi bớt nỗi thương tâm một khi vượt quá sức chịu đựng của con người.

Xinh đẹp ngoan hiền lại học giỏi. Đó là những lời mà Liên luôn được nghe nói về mình. Cha mẹ có một nông trại nhỏ, không giàu có nhưng vẫn đủ khả năng để lo cho chị em Liên ăn học thành tài. Rồi cô thi đậu đại học. Bước chân về thành phố, Liên vun đắp biết bao ước mơ tươi đẹp. Một tương lai đầy ắp màu hồng lại được củng cố thêm từ khi có sự xuất hiện của chàng.

Chàng là sinh viên năm cuối một trường Đại học Quốc tế danh giá. Đẹp trai phong nhã và như lời chàng tự giới thiệu về mình… là con trai độc nhất của một gia đình thành đạt nổi tiếng. Cha là nhà kinh tài giàu có với rất nhiều dự án về tài chánh và bất động sản. Mẹ là chủ tịch một tập đoàn lớn chuyên ngành du lịch giải trí. Bấy nhiêu đó thôi cũng đủ đánh gục trái tim còn non dại của cô gái trẻ. Cô đơn, nỗi nhớ gia đình nhanh chóng được khỏa lấp bởi một tình yêu đẹp như mơ. Và rồi… câu chuyện tình đầy mơ ước ấy cũng đến hồi kết.

Khi biết nàng mang thai với mình, chàng ngồi lặng lẽ hồi lâu rồi nhỏ nhẹ phân trần:

- Liên à! Em cũng biết đấy. Gia đình anh đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho anh du học lấy bằng tiến sĩ tại Mỹ, chỉ còn chờ ngày anh tốt nghiệp đại học là đi ngay. Anh rất yêu em. Nhưng vì tương lai, chúng ta không thể có con vào lúc này được. Em còn phải học thành tài để lo cho sự nghiệp của mình và báo ơn cha mẹ. Vậy nên… anh đưa em số tiền đi giải quyết cái thai. Chúng ta còn trẻ lo gì không có con sau này. Em cứ yên tâm chờ đợi ngày anh trở về, chúng ta rồi sẽ tái hợp… Từ buổi gặp gỡ ấy, nàng không thể liên lạc được với chàng nữa. Như vậy đã rõ, người ta đã muốn quất ngựa truy phong và kết quả là Liên một mình ôm lấy nỗi đau đớn ê chề tủi nhục. Mang bầu tâm sự không thể giải bày cùng ai… 

Liên quay quắt gần như mất phương hướng. Cái thai ngày một lớn, cô không đến giảng đường để tránh ánh mắt dò xét dè bỉu của bạn bè, cũng không trở về nhà để nhìn cha mẹ thất vọng buồn đau vật vã. Một buổi sáng Liên ra bến xe. Cô muốn đến một nơi nào đó chỉ có trời và biển. Cũng định viết mấy lời để lại cho gia đình nhưng lại thôi. Ngồi trên xe, Liên thì thầm với đứa con đang bắt đầu chòi đạp trong cơ thể mình: “Con ơi! Mẹ rất muốn sanh con ra đời nhưng biết làm sao bây giờ. Thôi thì mẹ sẽ cùng con đi vào một cõi thiên thu bất tận, nơi sẽ không còn khổ đau với những trò lừa lọc nhân tình thế thái...”


Phật pháp ứng dụng Những cánh hoa trôi

Bất chợt Liên nhìn thấy con suối nhỏ bên đường, cô vội xuống xe với ý nghĩ ở đây không khí thật mát mẻ… rồi mai này mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy mình. Khi Liên đang lặn hụp dưới dòng nước thì có bàn tay ai đó chụp lại. Cô vùng vẫy một lúc rồi ngất lịm đi. Khi tỉnh dậy, Liên thấy mình đang nằm trong bệnh xá. Sau này cô mới biết bệnh xá nằm trong ngôi Tịnh Viện và người đã cứu mình bên bờ suối là sư cô trụ trì. Hôm ấy chị phật tử chở sư cô ra đường và người đã nhìn thấy một cô gái trẻ bụng mang dạ chửa đang lội xuống suối ý như muốn kết liễu cuộc đời. Sư cô cho dừng xe rồi chạy xuống, sau một hồi níu kéo mới đưa được cô gái lên xe chở về chùa.

Được nhà chùa cưu mang, Liên tạm gát hết mọi chuyện buồn đau và chấp nhận sự sắp đặt của số phận. Khi đã bình tâm suy nghĩ, cô ngạc nhiên tự hỏi sao mình có thể đến được đây, một nơi không quen không biết, cũng chưa từng nghe ai nói tới. Đó là nhân duyên. Sư cô nói vậy và Liên cũng tin như vậy. Câu chuyện nhân duyên sau này Liên nghe nhiều chị em đồng cảnh ngộ kể lại…

Hơn hai thập niên trước, sư cô cùng vài vị sư muội của mình mua lại ngọn đồi của người quen rồi xây lên vài am thất nhỏ để tu niệm. Am thất làm bằng tre lá và tên gọi chùa Lá cũng có từ đó. Tâm nguyện của sư cô là muốn hình thành một ngôi Tịnh viện với nhiều gian thất nhỏ để chị em đồng môn sau khi học xong về cùng nhập thất chuyên tu. Ý định như vậy nhưng mọi thứ cứ tùy duyên tìm đến. Một thời gian sau, vùng đất hoang vu cằn cỗi… bỗng nhiên được nhiều người quan tâm tìm đến hỏi mua. Chẳng bao lâu, cả đoạn đường dài ven quốc lộ hình thành các khu công nghiệp. Dân các nơi tìm đến làm công nhân, quán xá nhà trọ, trường học chợ búa cũng bắt đầu mọc lên cùng với biết bao hệ lụy phát sanh giữa chốn đời thường.

Xem thêm:

Những cánh hoa trôi

Con đường nhỏ dẫn lên ngọn đồi có ngôi Tịnh viện mà mọi người quen gọi là chùa Lá. Từ thuở khai hoang lập tự, nơi đây chỉ là am thất nhỏ dựng bằng tre lá thô sơ. Theo thời gian mọi thứ đã thay đổi, nhưng tên gọi cũ thì vẫn còn.

Chiếc xe khách dừng lại ven quốc lộ; Liên bước xuống, ngập ngừng nhìn quanh… rồi chậm rãi leo dốc. Đồi không cao, dốc không dài, mà bước chân trở về sao cảm thấy quá xa xôi dịu vợi. Con đường lên dốc chia ngôi Tịnh viện làm hai khu riêng biệt. Bên trái là chánh điện, giảng đường và nội viện của chư Ni. Bên phải là nhà khách, nhà bếp và khu nhà trẻ. Mọi nơi trông thật sạch sẽ tươm tất. Không gian nhẹ nhàng bỗng vang lên tiếng hát ru con đong đầy tâm trạng của người mẹ trẻ.

Những lối đi lót gạch ngăn cách các dãy phòng ngang dọc, mỗi phòng dành riêng cho từng lứa tuổi nam nữ khác nhau. Từ trẻ sơ sinh cho đến những cô cậu sắp bước qua tuổi trưởng thành đều được nuôi dưỡng và lớn lên trong những căn phòng này. Bọn trẻ chắc đã đến lớp. Trong phòng chỉ có những bé hai ba tuổi mới chập chững biết đi. Những đứa bé còn ẳm ngửa được mấy cô bảo mẫu thay tã dọn rửa vệ sinh.

Căn phòng dài cuối sân dành cho mấy cô gái, mà không… là những sản phụ còn khá trẻ với chiếc bụng rõ to đang đi lại với bộ dạng nặng nề khó nhọc. Đứa con sanh ra do lỡ lầm, do sự bất trắc trong tình duyên sẽ chẳng bao giờ là niềm hạnh phúc mong đợi của người mẹ. Thế nên, khi con cất tiếng khóc chào đời, lòng mẹ nào có vui vẻ gì mà ẳm bồng nựng nịu. Thôi thì đành gởi con lại cho nhà chùa nuôi dưỡng. Nương náu cửa chùa, mai sau lớn khôn con sẽ hiểu và tha thứ cho mẹ. Con cũng sẽ hiểu nhân duyên mẹ con chúng ta chỉ có bấy nhiêu. Người ta đã không muốn có con trên cõi đời… thì mẹ biết lấy gì bám víu mà dắt con đi cho hết đoạn đường chông gai phía trước.

- Kìa Liên? Sao vào sớm vậy con? Con sanh rồi à? Em bé mạnh khỏe hả con…?

Trước những câu hỏi dồn dập, đôi chân thiếu phụ chỉ biết khuỵu xuống, hai tay ôm mặt rồi bật khóc nức nở. Khi nỗi đau bị chạm đến, tiếng khóc là câu trả lời cho tất cả. Khóc… cũng sẽ làm vơi bớt nỗi thương tâm một khi vượt quá sức chịu đựng của con người.

Xinh đẹp ngoan hiền lại học giỏi. Đó là những lời mà Liên luôn được nghe nói về mình. Cha mẹ có một nông trại nhỏ, không giàu có nhưng vẫn đủ khả năng để lo cho chị em Liên ăn học thành tài. Rồi cô thi đậu đại học. Bước chân về thành phố, Liên vun đắp biết bao ước mơ tươi đẹp. Một tương lai đầy ắp màu hồng lại được củng cố thêm từ khi có sự xuất hiện của chàng.

Chàng là sinh viên năm cuối một trường Đại học Quốc tế danh giá. Đẹp trai phong nhã và như lời chàng tự giới thiệu về mình… là con trai độc nhất của một gia đình thành đạt nổi tiếng. Cha là nhà kinh tài giàu có với rất nhiều dự án về tài chánh và bất động sản. Mẹ là chủ tịch một tập đoàn lớn chuyên ngành du lịch giải trí. Bấy nhiêu đó thôi cũng đủ đánh gục trái tim còn non dại của cô gái trẻ. Cô đơn, nỗi nhớ gia đình nhanh chóng được khỏa lấp bởi một tình yêu đẹp như mơ. Và rồi… câu chuyện tình đầy mơ ước ấy cũng đến hồi kết.

Khi biết nàng mang thai với mình, chàng ngồi lặng lẽ hồi lâu rồi nhỏ nhẹ phân trần:

- Liên à! Em cũng biết đấy. Gia đình anh đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ cho anh du học lấy bằng tiến sĩ tại Mỹ, chỉ còn chờ ngày anh tốt nghiệp đại học là đi ngay. Anh rất yêu em. Nhưng vì tương lai, chúng ta không thể có con vào lúc này được. Em còn phải học thành tài để lo cho sự nghiệp của mình và báo ơn cha mẹ. Vậy nên… anh đưa em số tiền đi giải quyết cái thai. Chúng ta còn trẻ lo gì không có con sau này. Em cứ yên tâm chờ đợi ngày anh trở về, chúng ta rồi sẽ tái hợp… Từ buổi gặp gỡ ấy, nàng không thể liên lạc được với chàng nữa. Như vậy đã rõ, người ta đã muốn quất ngựa truy phong và kết quả là Liên một mình ôm lấy nỗi đau đớn ê chề tủi nhục. Mang bầu tâm sự không thể giải bày cùng ai… 

Liên quay quắt gần như mất phương hướng. Cái thai ngày một lớn, cô không đến giảng đường để tránh ánh mắt dò xét dè bỉu của bạn bè, cũng không trở về nhà để nhìn cha mẹ thất vọng buồn đau vật vã. Một buổi sáng Liên ra bến xe. Cô muốn đến một nơi nào đó chỉ có trời và biển. Cũng định viết mấy lời để lại cho gia đình nhưng lại thôi. Ngồi trên xe, Liên thì thầm với đứa con đang bắt đầu chòi đạp trong cơ thể mình: “Con ơi! Mẹ rất muốn sanh con ra đời nhưng biết làm sao bây giờ. Thôi thì mẹ sẽ cùng con đi vào một cõi thiên thu bất tận, nơi sẽ không còn khổ đau với những trò lừa lọc nhân tình thế thái...”


Phật pháp ứng dụng Những cánh hoa trôi

Bất chợt Liên nhìn thấy con suối nhỏ bên đường, cô vội xuống xe với ý nghĩ ở đây không khí thật mát mẻ… rồi mai này mọi người sẽ dễ dàng tìm thấy mình. Khi Liên đang lặn hụp dưới dòng nước thì có bàn tay ai đó chụp lại. Cô vùng vẫy một lúc rồi ngất lịm đi. Khi tỉnh dậy, Liên thấy mình đang nằm trong bệnh xá. Sau này cô mới biết bệnh xá nằm trong ngôi Tịnh Viện và người đã cứu mình bên bờ suối là sư cô trụ trì. Hôm ấy chị phật tử chở sư cô ra đường và người đã nhìn thấy một cô gái trẻ bụng mang dạ chửa đang lội xuống suối ý như muốn kết liễu cuộc đời. Sư cô cho dừng xe rồi chạy xuống, sau một hồi níu kéo mới đưa được cô gái lên xe chở về chùa.

Được nhà chùa cưu mang, Liên tạm gát hết mọi chuyện buồn đau và chấp nhận sự sắp đặt của số phận. Khi đã bình tâm suy nghĩ, cô ngạc nhiên tự hỏi sao mình có thể đến được đây, một nơi không quen không biết, cũng chưa từng nghe ai nói tới. Đó là nhân duyên. Sư cô nói vậy và Liên cũng tin như vậy. Câu chuyện nhân duyên sau này Liên nghe nhiều chị em đồng cảnh ngộ kể lại…

Hơn hai thập niên trước, sư cô cùng vài vị sư muội của mình mua lại ngọn đồi của người quen rồi xây lên vài am thất nhỏ để tu niệm. Am thất làm bằng tre lá và tên gọi chùa Lá cũng có từ đó. Tâm nguyện của sư cô là muốn hình thành một ngôi Tịnh viện với nhiều gian thất nhỏ để chị em đồng môn sau khi học xong về cùng nhập thất chuyên tu. Ý định như vậy nhưng mọi thứ cứ tùy duyên tìm đến. Một thời gian sau, vùng đất hoang vu cằn cỗi… bỗng nhiên được nhiều người quan tâm tìm đến hỏi mua. Chẳng bao lâu, cả đoạn đường dài ven quốc lộ hình thành các khu công nghiệp. Dân các nơi tìm đến làm công nhân, quán xá nhà trọ, trường học chợ búa cũng bắt đầu mọc lên cùng với biết bao hệ lụy phát sanh giữa chốn đời thường.

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Về đâu

Nhạc xập xình, đèn màu lấp loáng, người múa may dập dềnh, cave lượn lờ quanh...

Vậy mà nó vẫn ngồi yên có vẻ tư lự. Nhóm bạn hỏi:

- Sao buồn vậy bạn, để kêu mấy em lại giúp vui nhe!

Nó bảo:

- Không có chi, mình muốn ngồi tí thôi mà.

Bọn bạn giãn ra, nhảy tưng tưng theo nhạc. Nó ngẫm nghĩ:

- Công phu chẳng có, học đạo sơ xài vậy mà vào đây chơi thế này, liệu mình phan duyên đến đâu? Rồi trong đầu nó nảy ra tứ thơ:

“Dở đạo dở đời mai về đâu 
Cuồng quay quyến dụ những đêm thâu
Phan duyên ắt hẳn ngày sau khổ
Chẳng toan ắt sẽ đọa tam đồ.”

Quanh  nó  vẫn  cuồng  loạn sắc màu, thanh âm quyến rũ...

Xem thêm:

Về đâu

Phật pháp ứng dụng Về đâu

Nhạc xập xình, đèn màu lấp loáng, người múa may dập dềnh, cave lượn lờ quanh...

Vậy mà nó vẫn ngồi yên có vẻ tư lự. Nhóm bạn hỏi:

- Sao buồn vậy bạn, để kêu mấy em lại giúp vui nhe!

Nó bảo:

- Không có chi, mình muốn ngồi tí thôi mà.

Bọn bạn giãn ra, nhảy tưng tưng theo nhạc. Nó ngẫm nghĩ:

- Công phu chẳng có, học đạo sơ xài vậy mà vào đây chơi thế này, liệu mình phan duyên đến đâu? Rồi trong đầu nó nảy ra tứ thơ:

“Dở đạo dở đời mai về đâu 
Cuồng quay quyến dụ những đêm thâu
Phan duyên ắt hẳn ngày sau khổ
Chẳng toan ắt sẽ đọa tam đồ.”

Quanh  nó  vẫn  cuồng  loạn sắc màu, thanh âm quyến rũ...

Xem thêm:
Đọc thêm..
Phật pháp ứng dụng Giữa thiên nhiên

Ngã lưng trên cỏ mềm 
Ngẩn lòng nghe gió hát 
Ngậm tan giọt sương đêm 
Ươm triền môi thơm ngát

Lửng lơ vầng trăng bạc
Soi bóng hạc ngang trời
Chú dế mèn đi lạc
Thanh thản bước rong chơi

Chiếc lá mềm buông lơi
Ru hồn đêm huyền hoặc
Long lanh mắt sao cười
Xóa tan phiền muộn mất

Giữa bao la trời đất
Thấy vô vi cõi mình
Giữa phút này rất thật
Tan biến giòng u minh.

Xem thêm:

Giữa thiên nhiên

Phật pháp ứng dụng Giữa thiên nhiên

Ngã lưng trên cỏ mềm 
Ngẩn lòng nghe gió hát 
Ngậm tan giọt sương đêm 
Ươm triền môi thơm ngát

Lửng lơ vầng trăng bạc
Soi bóng hạc ngang trời
Chú dế mèn đi lạc
Thanh thản bước rong chơi

Chiếc lá mềm buông lơi
Ru hồn đêm huyền hoặc
Long lanh mắt sao cười
Xóa tan phiền muộn mất

Giữa bao la trời đất
Thấy vô vi cõi mình
Giữa phút này rất thật
Tan biến giòng u minh.

Xem thêm:
Đọc thêm..